Những câu hỏi liên quan
Phuong Do
Xem chi tiết
Đông Hải
1 tháng 12 2021 lúc 7:17

Dùng Google đi

Bình luận (5)
TRần HUệ TÂm
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Toàn
8 tháng 11 2017 lúc 12:28

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

tôi mong các bn ko làm như vậy

Bình luận (0)
nhibaota
4 tháng 2 2018 lúc 22:36

Dài wá

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 12 2016 lúc 22:14

cổng trường mở ra:

1. nghệ thuật

+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con

+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

2. nội dung

+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con

+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học

+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:

+xây dựng được tình huống tâm lí

+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật

+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ

+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc

2. nội dung

+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc

nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: sông núi nước nam và phò giá về kinh:

1. nội dung

+khẳng định chủ quyền dân tộc độc lập của nước Nam

+răn đe những kẻ thù

2. nghệ thuật

+được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ

+giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt khô thúc và ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ

Bình luận (0)
nguyen do nhat uyen
2 tháng 11 2016 lúc 18:25

minh chi biet gt nd va nt tu truyen cong truong mo ra tro di thoi

1/cong truong mo ra

-nt

+sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn xúc tích de tuyên bố nen doc lap cua dat nuoc

+don nen cam xuc trong minh nghieng ve nghi luan va trinh bay y kien

+lua chon ngon ngu gop phan the hien giong tho dong dac,hung hon ,danh thep

-nd

+the hien niem tin vao suc manh chinh nghia cua dan toc ta

+bai tho co the xem la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua dan toc ta

2/cuoc chia tay cua nhung con bup be

-nt

+lựa chọn chi tiết chọn lọc cho ta thấy được tình cảm vô cùng sâu nặng ,thắm thiết của hai anh em thành và thúy ,nói đâu mà 2 anh em phải chịu là nỗi đau không đáng có

3/pho gia ve kinh

-nt

+su dung the tho ngu ngon tu tuyet duong luat co dong ham suc de the hien niemtu hao cua dan toc+co nhip tho phu hop voi viec tai hien lai nhung chien thang don dap cua nhan dan ta va viec bay to suy nghi cua tac gia

+su dung hinh thuc dien dat co duc , don nen cam suc vao ben trong tu tuong

-nd

+hao khi chien thang va khat vong ve mot dat nuoc thai binh thinh tri cua dan toc ta o thoi nha tran

4/banh troi nuoc

-nt

+van dung dieu luyen nhung quy tac cua tho duong luat

+sd ngon ngu cua tho binh di gan gui voi loi an tieng noi hang ngay voi thanh ngu va mo tiep dan gian

+sang tao trong viec xay dung hinh anh nhieu tang y nghia

-nd

+bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm ứng nhân đạo trong văn học viết viet nam duoi thoi phong kien ca ngoi ve dep pham chat cua nguoi phu nu dong thoi the hien long cam thuong sau sac doi voi than phan cua ho

Bình luận (0)
nguyen do nhat uyen
2 tháng 11 2016 lúc 18:41

/qua deo ngang

-nt

+sd the tho duong luat that ngon bat cu mot cach dieu luyen

+sd but phap nghe thuat ta canh goi tinh

+sang tao trong viec su dung tu layb tu dong am khac nghia goi hinh,goi cam

+sd nghệ thuật đối trong viec ta canh ta tinh

-nd

+bai tho the hien tam trang co don tham lang ,noi niem hoai co cua nha tho truoc canh vat deo ngang

6/ban den choi nha

-nt

+sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niem vui dong cam

+lap y bat ngo

+vận dụng điêu luyện thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

-nd

+bai tho the hien mot quan niem ve tinh ban quan niem do van co gia tri trong cuoc song ngay nay

 

Bình luận (0)
Trần Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 11 2016 lúc 20:21

Đề 3:

Quyền trẻ em là một quyền là một vấn đề rất bức thiết trong tất cả mọi thời đại. Bàn về vấn đề này có rất nhiều tác phẩm đã nêu ra những vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em hiện nay. Trong số đó tác phẩm “cuộc chia tay của những con búp bê” là một tác phẩm cảm động nói về số phận thương đau của hai anh em buộc phải chia cách do người lớn. Tác phẩm đồng thời cũng đánh vào thái độ của những người lớn đối với thân phận những trẻ em nhiều bất hạnh.

Truyện kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương nhau, tình cảm thân thiết của hai anh em họ tưởng chừng như không thể chia lìa. Thế nhưng chuyện không thể ngờ được ấy cũng xảy ra. Hai anh em buộc phải chia lìa do tình cảm cha mẹ. Bố mẹ hai anh em đã quyết định li hôn và mỗi người nuôi một đứa trẻ. Vậy là hai anh em phải chia cách và không thể ở bên nhau được nữa. Câu chuyện nói về cuộc chia tay của những con búp bê của hai anh em cũng là nói đến cuộc chia tay của hai anh em, cuộc chia tay không biết trước quá bất ngờ và cũng quá khốc liệt không biết đến khi nào mới có thể gặp lại được. Chỉ vì những sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em và cũng là cuộc chia tay của những con búp bê.

Trước tiên Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương rất quan tâm đến anh trai. Mỗi con búp bê Thủy đặt cho nó một cái tên như con vệ sĩ con em nhỏ. Thủy luôn đặt chúng cạnh nhau quàng chúng lên tay nhau thân thiết. Điều đó thể hiện đó là một cô bé giàu tình cảm không chỉ đối với an trai mình và còn đối với cả những vật vô tri vô giác như những con búp bê. Em coi trọng chúng như những người anh em chị em ruột thịt của mình vậy.

Em không bao giờ để chúng có thể xa cách nhau mà em luôn để chúng được gần nhau bên cạnh nhau mỗi lúc. Cũng tưng chừng như tình cảm của những con búp bê với nhau cũng như tình cảm của hai anh em không thể nào chia cách. Vậy mà điều đau lòng ấy cuối cùng cũng xảy ra. Cuộc chia tay đầy nước mắt của những con búp bê khiên cho người đọc cảm động xót xa không chỉ vì cuộc chia tay cuộc chia tay mà còn là những tình cảm của người em dành cho những con búp bê và người anh khiến cho người đọc cảm động xót xa. Trước khi Thủy theo mẹ về quê ngoại em không quên dặn anh trai “Anh ơi bao giờ áo rách anh tìm về chỗ em em vá cho anh nhé”. Đó dường như là những câu nói thân thương đầy tình cảm cuối cùng mà em dành cho anh. Câu nói của Thủy dường như cũng ẩn chứa một nhắn nhủ rằng anh hãy về thăm em anh nhé em lúc nào cũng nhớ anh. Thành thì nằm ngủ hay mơ thấy mà, Thủy biết điều đó nên đã bảo anh là sẽ để con vệ sĩ bên cạnh để bảo vệ anh. Đúng là một người em chu đáo luôn nghĩ đến anh mình kể cả khi đến giờ phút chia tay em vẫn không thôi dành những tình cảm thân thương đối với anh trai. Tình cảm đó thật khiến người khác không nỡ chia lìa bọn trẻ, thế những những người thân nhất với chúng cha mẹ của chúng lại nỡ lòng nào khiến chúng phải chia cách như thế.

Trong cuộc chia tay của Thủy đối vói cả lớp chi tiết Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho chúng ta cảm thấy thật đau xót. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về que cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Cha mẹ của hai em chia tay đối với họ cũng là một nỗi đau khá lớn bởi họ ít nhiều cũng đã chung sống với nhau có hai đứa con. Thế nhưng đối với Thủy em còn quá nhỏ để bước vào đường đời sớm như vậy. Khi đó chi tiết khiến chúng ta cảm động nhất có lẽ chính là hình ảnh cô Tâm tặng cho Thủy quyển sách và cây bút nắp đó là sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin em không thể được đi học nữa.

Còn Thành em có lẽ là một đứa trẻ khá ít nói và em cũng không biểu, lộ nhiều tình cảm như Thủy. Nhưng qua cách em không lấy đồ chơi Thủy đưa cho mà cho Thủy hết khiến chúng ta thấy được đây là một người anh rất nhường nhịn em gái luôn dành hết tình cảm cho em gái một cách chân thành thật khiến chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm anh em của hai em. Thành kinh ngạc khi trong tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát đau đớn qua lớn mất mái ấm gia đình mất đi người em thân yêu nhất trong khi đó cuộc đời kia vẫn trôi bình thường. Dường như em cảm nhận thấy xã hội ngoài kia không hề có hai em, em dường như đã không là một con người trong xã hội nữa bởi gia đình chính là cội nguồn của xã hội để đưa các em đến với xã hội thế nhưng giờ đây mái ấm của em đâu còn nữa. Em hụt hẫng cô đơn của em đã tác động mạnh mẽ đến trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và cuộc sống của cộng đồng.

Qua cảnh chia tay của những con búp bê ta thấy được ước muốn của Thành và Thủy đó chính là ước muốn được mãi mãi sống cùng cha mẹ dưới mái ấm hạnh phúc và những con búp bê không bao giờ phải chia cách nhau cũng như hai anh em sẽ không bao giờ phải chia xa.

Qua câu chuyện tác gia muốn đề cập đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng mái ấm gia đình là một tài sản vô vùng quý giá. Nó là nơi lưu gìn giữ những tình cảm cao quý thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó đừng bao giờ vì một lí do nào đó để làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy bởi những tình cảm chân thành ấy một đi đã mất đi thì thật khó mà quay trở lại như trước kia

Đề 4:

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời mà người ta không thể nào quên. Có những bước ngoặt trong cuộc đời mà người ta nhớ mãi. Vâng, đó là lần đầu tiên ta bước vào lớp 1. Mượn tâm tình của người mẹ, nhà văn Lí Lan viết Cổng trường mở ra, tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên báo Yêu trẻ, số 116, ngày 1 tháng 9 năm 2000. Và sau đó được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, chương trình hiện hành. Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, từng chữ, từng dòng là những kí thác của lòng yêu thương, của tình cảm sâu nặng mà người mẹ dành cho con. Song, vẫn còn đó là những trăn trở đầy nhân văn, sâu sắc, đáng trân trọng của người mẹ với biết bao điều.

Đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1, lòng mẹ dấy lên bao nghĩ suy. Trước hết mẹ nghĩ về giấc ngủ của con. Nhà văn khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh “Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” . Những hình ảnh so sánh giúp ta cảm nhận được giấc ngủ đến với con thật thanh thản , thật bình yên và con hiện lên đẹp như một thiên thần. Mẹ ngắm nhìn con ngủ với tất cả say sưa, với tất cả mến yêu.

Bằng cả niềm thương yêu, người mẹ thấu được tâm trạng của con trước ngày khai trường: “Con là một đứa trẻ nhạy cảm, cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy”. Tâm trạng của con không có gì đặc biệt, con có háo hức nhưng cũng chỉ giống như niềm háo hức trước chuyến đi chơi xa. Trước những khoảnh khắc trọng đại của đời mình, con vô tư, vô lo, vô nghĩ. Có thể đây là lí do khiến mẹ không ngủ được. Nó là dấu hiệu sớm hòa nhập của trẻ em hiện nay nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của sự vô cảm?

Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in bài học đầu đời: “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” Ta gặp trong đó không chỉ là giọng đọc bài truyền cảm, trầm bỗng của thầy cô, ta còn bắt gặp trong đó hình ảnh người mẹ dịu dàng, âu yếm ngày ngày dắt con đến trường, cả hình ảnh quen thuộc, con đường làng dài và hẹp gắn bó với bao kỉ niệm ngày mẹ tới trường. Bài học đầu đời của mẹ là nỗi nhớ thầy cô, nhớ mẹ, nỗi nhớ kỉ niệm, nhớ quê hương. Không chỉ nhớ về buổi học đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in khoảnh khắc sắp bước tới cổng trường và khi bước qua cổng trường: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” Hai dòng cảm xúc trái chiều nhưng nhấn mạnh, xoáy sâu vào lòng mẹ cái giây phút không thể nào quên. Qua những dòng suy nghĩ của mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình ta thấy khác hẳn với con, tình cảm của mẹ với mái trường là rất trân trọng cái khoảnh khắc thiêng liêng của đời người. Chính tình cảm này đã đánh thức ở chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó với quá khứ, với kỉ niệm, với bước ngoặt đầu đời của mình.

Nghĩ về con, nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, suy nghĩ của mẹ đi xa hơn, mẹ nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” Có thể nói nền giáo dục ở Nhật Bản là nền giáo dục tiến bộ và thực chất. Bởi lẽ nó đã trở thành ngày Quốc lễ, chứng tỏ cả xã hội quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Một điều tiến bộ nữa là nhà nước Nhật Bản không cho phép bất cứ một sai lầm nhỏ nào trong giáo dục. Bởi với họ, một sai lầm dù nhỏ nhưng có thể đưa cả thế hệ trẻ đi chệch cả hàng dặm sau này.

Tại sao ngày khai trường của con, mẹ lại nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản? Tất cả cũng chỉ là hướng về con. Nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình vì: “mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến.” Còn khi nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản cũng là hướng tới con, mong con ngày mai khi bước vào lớp 1 sẽ được hưởng một nền giáo dục tiến bộ và thực chất như nền giáo dục ở Nhật Bản? Đằng sau sự mong muốn ấy của mẹ là cả niềm trăn trở, suy tư về nền giáo dục nước nhà. Điều này không nói ra nhưng người mẹ ngầm nghĩ về điều đó, người đọc cũng trăn trở về điều đó!

Cuối cùng mẹ nghĩ về khoảnh khắc: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Phía bên kia cổng trường với con bây giờ là một thế giới mới, một thế giới kì diệu. Câu cầu khiến như gửi gắm vào đó sự kì vọng. Mẹ kì vọng vào con, kì vọng vào thế giới mới mà con bước vào, kì vọng vào sự can đảm, dũng cảm của con và sâu xa hơn là kì vọng thế giới sau cổng trường là thế giới kì diệu. Đằng sau đó là niềm tin của mẹ. Song cũng là điều trăn trở, làm sao để thế giới phía sau cổng trường với tất cả những đứa trẻ là một thế giới kì diệu, thật kì diệu?

Cảm ơn Nhà văn Lí Lan, cảm ơn những dòng mạch tâm tình nhẹ nhàng mà sâu lắng đã khơi lên cái tình cảm vốn đã lớn lao càng trở nên lớn lao hơn – tình mẹ dành cho con. Xin cùng với “người mẹ” có con ngày đầu tiên đi học một lần trăn trở về nền giáo dục nước nhà: Làm sao khi bước qua cổng trường, với mọi đứa trẻ “là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?

Đề 6:

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ki nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình.
Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đếnchơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

  
Bình luận (1)
Linh Phương
11 tháng 11 2016 lúc 20:02

Đề 1:

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

Đề 2:Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

Bình luận (0)
Linh Phương
11 tháng 11 2016 lúc 20:05

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bình luận (0)
Trần Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
15 tháng 11 2016 lúc 11:10

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
15 tháng 11 2016 lúc 11:10

Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn.Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya.Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác.Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.Em nghĩ với tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nên Bác mới viết những câu thơ hay đến thế.Đọc hai câu cuối khiến em cảm động vô cùng !Bác thức khuya,chưa ngủ không phải vì ngắm cảnh đẹp mà Bác chưa ngủ vì Bác lo nỗi nước nhà, làm sao cho dân ta được tự do,độc lập.Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
15 tháng 11 2016 lúc 11:13

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bình luận (1)
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 10 2016 lúc 18:23

Bạn tham khảo nhé

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

Bình luận (1)
Linh Phương
27 tháng 10 2016 lúc 19:01

4) nếu được viết lại " cuộc chia tay của nhưng con bup bê " em viết kết của bài trong khi người em chạy vào nhà để 2 con bup bê gần nhau với dòng tâm sự nhắn nhủ với người anh khi người mẹ lên gác gọi thì tình cờ nghe thấy nhưng điều đó và cả cha. Họ đã thay đổi suy nghĩ của bản thân.... Vì em muốn câu chuyện này đáp ứng được và bài học cho mọi người. Tuổi như Thành và Thủy thì cần tình yêu thương hơn là bị chia lìa.

Bình luận (1)
Nguyễn Huy Trung
Xem chi tiết
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
27 tháng 10 2016 lúc 19:09

1)

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

2)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.



 

Bình luận (0)
Thảo Phương
27 tháng 10 2016 lúc 21:37

1)

Bài 1:Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng… còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi…

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn… Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, – hành động theo tình yêu thương.

 

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khoẻ cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.


 

Bình luận (0)
Lili
Xem chi tiết